Trầm Hương là sản vật quý giá mà tạo hóa thiên nhiên ban tặng cho con người. Cha ông ta từ xa xưa đã sử dụng Trầm Hương rộng rãi vào thực tiễn đời sống trong các lĩnh vực Y học, đời sống và tâm linh. Ngoài ra vì đặc tính thanh sạch vốn có, Trầm Hương còn được dùng làm chất lưu giữ mùi hương có trong các loại nước hoa tốt nhất trên thế giới.
Hiện nay con người luôn mang theo Trầm bên người để trừ tà, khử các khí độc không tốt ảnh hưởng đến sức khỏe. Thường dưới dạng mảnh, cục, chuỗi hạt đeo cổ, mặt dây chuyền hoặc các xâu chuỗi đeo tay.
Theo quan niệm của người Việt Nam, luôn giữ Trầm Hương bên người sẽ mang lại may mắn cho gia chủ, công việc, cuộc sống sẽ được trôi chảy hơn.
Ý Nghĩa Của Số Hạt Trong Chuỗi Hạt Phật Giáo
Trong Phật học thì con số 108 tượng trưng cho 108 phiền não của con người. Lục giác (thị giác, thính giác, vị giác, khứu giác, cảm giác, và thức giác) nhân làm ba, tức ba loại phản ứng (lạc, khổ, vô ký) thì ra con số 18. Mười tám nhân hai, tức hai thể (thiện hay bất thiện) thì có con số 36. Ba mươi sáu nhân ba, tức ba thời (quá khứ, hiện tại, và vị lai) thì là con số 108 phiền não.
Phật giáo Việt Nam thì giải thích là khi lục căn (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý) không thanh tịnh vì thiếu lục thức (nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức và ý thức) thì dễ bị dao động bởi lục trần (sắc, thanh, hương, vị, xúc và pháp). Sáu căn, sáu trần, và sáu thức cộng lại, thành ra thập bát giới (18). Con số này nhân cho sáu phiền não căn bản (tham, sân, si, mạn, nghi, ác kiến) thì là số thành 108 (18×6=108).
Chuỗi 108 hạt là biểu thị cho cầu chứng 108 pháp Tam Muội mà đoạn trừ 108 phiền não.
Chuỗi 54 hạt là biểu thị cho 54 cấp vị quá trình tu hành của Bồ Tát, tức là Thập Tín, Thập Trú, Thập Hạnh. Thập Hồi Hướng, Thập Địa và Tứ Thiện Căn Nhân Địa.
Chuỗi 42 hạt là biểu thị cho 42 cấp vị quá trình tu hành của Bồ Tát, tức là Thập Trú, Thập Hạnh, Thập Hồi Hướng, Thập Địa và Đẳng Giác, Diệu Giác.
Chuỗi 27 hạt là biểu thị cho 27 cấp vị của Tiểu Thừa tu hành Tứ Hướng Quả, tức là 18 bậc Hữu Học của Tứ Hướng Tam Quả trước, với 9 bậc Vô Học của Đệ Tứ Quả A La Hán.
Chuỗi 21 hạt là biểu thị cho 21 vị, tức là Thập Địa, Thập Ba La Mật và quả vị Phật.
Chuỗi 14 hạt là biểu thị cho 14 Pháp Vô Úy của Bồ Tát Quán Thế Âm.
Chuỗi 1.080 hạt là biểu thị cho 10 cảnh giới, mỗi cảnh giới đều có 108, cho nên cộng thành 1.080.
Ngoài ra Chuỗi vòng đeo tay Phật giáo còn có thể dùng 13 hạt, 14 hạt, 17 hạt, 18 hạt hoặc 21 hạt (sinh, lão, bệnh, tử)
Ý nghĩa của chuỗi 36 hạt và 18 hạt có nhiều người cho là không biểu trưng cho pháp số nào trong Phật giáo, và cho rằng nó tương đồng với chuỗi 108 hạt. Theo đó, để tiện cho sự mang đeo, bèn chia chuỗi 108 hạt ra thành 3 chuỗi, mỗi chuỗi có 36 hạt, hoặc chia chuỗi 108 hạt ra làm 6 xâu, mỗi xâu có 18 hạt, mà không phải có thâm nghĩa nào cả.
Tuy vậy, chúng ta cần biết rằng, sự khác biệt của số hạt với những ý nghĩa biểu trưng khác nhau trên đây, là do các vị Bồ tát, hiền thánh tăng, sau khi đức Phật nhập diệt, đã tùy duyên giao phó làm phương tiện giáo hóa, mà không phải bắt nguồn từ văn của Kinh điển gốc đã.
Cách Lần Chuỗi:
Cầm tràng bằng hai tay đưa lên ngang chán hoặc ngang ngực rồi đọc bài khai tràng:
Tràng 18 hạt đọc:
Diệu quả Bồ Đề ly chưởng chưởng
Thủ khai thiên tỏa vạn trùng trùng
Thập bát chuyển luân La Hớn tướng
Thiên quan giáng phước hiện vô cùng
Nam mô Định Tâm Vương Bồ Tát Ma Ha Tát ( 3 lần )
Tràng 108 hạt đọc:
Tay cầm trăm tám hạt bồ đề
Lần tràng tội diệt thoát về Tây phương
Xa lìa sáu nẻo ba đường
Ngồi tòa sen đẹp nương theo Di Đà
Án phệ lô giá na, mạ lạ, mạ lạ, ta phạ ha (7 lần)
Tùy theo thuận tay phải hay trái lần từ mấu tràng trở đi, niệm Phật 1 câu lần 1 hạt, cho đến khi tới đầu tràng thì lần ngược trở lại không được lần qua đầu tràng. Nếu lần qua đầu tràng là phạm tội vượt pháp. Đối với chuổi 18 hạt, lần 6 chuỗi sẽ được 108 lần, chuỗi 12 hạt lần 9 chuỗi sẽ được 108 hạt. Con số 108 là pháp số viên mãn, với các tràng khác không là ước số thì lần vượt qua cũng được.
Dùng tràng niệm Phật có 2 phương pháp phổ biến:
1. Sổ châu niệm Phật: Mỗi ngày tự đặt ra một hạn định, từ 1 tràng(108 lần) rồi tiến tới 3 tràng, 5 tràng, 7 tràng, 10 tràng, 20 tràng. Cứ như vậy ngày nào cũng niệm cho đến cuối đời chắc chắn được vãng sinh Cực Lạc.
2. Ký số niệm Phật: Dùng một quyển sổ ghi lại kết quả công phu niệm phật một ngày, cứ như vậy đến niệm không gián đoạn, không bỏ ngày nào chắc chắn được vãng sinh Cực Lạc.
Chú ý: Chuỗi bồ đề cũng được gọi là pháp bảo nên khi dùng phải trân trọng, không nên để chuỗi nơi dơ bẩn, không nên đặt dưới nền, ghế, đem vào nhà vệ sinh, để người bước qua v.v… Nếu làm như vậy sẽ tổn phước.
Reviews
There are no reviews yet.